6 sai lầm thường gặp khi uống thuốc và cách khắc phục

( PHUNUTODAY ) - Để cải thiện và nhanh chóng khỏi bệnh thì việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng nhưng nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm không đáng có trong quá trình sử dụng thuốc. Dưới đây là 6 sai lầm thường gặp và cách khắc phục chúng.

Ngày:28/11/2022 12:19

1. Ngừng hoặc không uống thuốc vì thuốc có tác dụng phụ

Khi gặp phải hay đọc được những tác dụng phụ của thuốc mà mình đang sử dụng hay sắp sử dụng không ít người đã tự ý ngừng dùng thuốc. Việc lo ngại hay hoang mang khi gặp phải những tác dụng phụ là tâm lý rất bình thường của con người. Tuy nhiên, việc tự ý ngừng dùng thuốc sẽ có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn do không được chữa khỏi. Ví dụ như thuốc trầm cảm mà dừng thuốc đột ngột có thể gây các triệu chứng cai nghiêm trọng.

Giải pháp: Bạn nên trao đổi với bác sĩ về các tác dụng của thuốc trước khi sử dụng. Các bác sĩ sẽ có hướng xử trí để có thể giúp bạn làm giảm các tác dụng phụ hoặc có thể kê một loại thuốc khác...

6 sai lầm thường gặp khi uống thuốc và cách khắc phục

2. Quên uống thuốc

Để bệnh có thể nhanh khỏi hơn thì việc tuân thủ dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít người thường hay bị quên dùng thuốc và trở thành một vấn đề khiến cho việc điều trị cũng như sức khỏe của người bệnh gặp phải ảnh hưởng.

Giải pháp: Nếu bạn là một người hay quên thì nên nhờ người thân, hoặc người chăm sóc bên cạnh để nhắc uống thuốc. Tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn nhất, bạn nên sử dụng báo thức hay đặt lời nhắc trên điện thoại để tránh bị quên.

3. Dùng thuốc của người khác

Theo từng trường hợp cụ thể với tình trạng bệnh, độ tuổi và cân nặng... thì thuốc cũng được các bác sĩ kê đơn khác nhau. Chính vì vậy mà đương nhiên đơn thuốc của người này sẽ không thể áp dụng cho người khác, bởi thuốc có thể không phù hợp với cơ địa. Việc sử dụng thuốc của người khác khi nghe họ có thể khỏi bệnh nhanh chóng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, nguy hiểm đối với sức khỏe.

Giải pháp: Khi bị bệnh, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế tin cậy để được bác sĩ chẩn đoán và có thể được chỉ định dùng thuốc phù hợp.

6 sai lầm thường gặp khi uống thuốc và cách khắc phục

4. Tăng liều lượng thuốc

Có một số người khi quên không uống thuốc, đến khi nhớ ra thì lại sử dụng liều lượng gấp đôi với suy nghĩ bù lại những phần thuốc mình đã quên uống. Đây là hành động các bạn tuyệt đối không nên làm vì nó có thể dẫn đến những tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe. Ví dụ như nếu bạn tăng gấp đôi liều thuốc chẹn beta có thể khiến huyết áp giảm xuống thấp nhanh chóng, gây nguy hiểm, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Giải pháp: Bạn có thể dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy  bỏ qua liều đã quên và chỉ dùng liều tiếp theo vào thời gian đã định sẵn theo chỉ định của bác sĩ.

5. Không uống thuốc hết đơn

Khi bệnh dần có dấu hiệu thuyên giảm, không còn triệu chứng, không ít người tự bỏ thuốc, không uống hết đơn, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Việc làm này có thể khiến vi khuẩn gây bệnh bên trong cơ thể chưa bị tiêu diệt hẳn, từ đó các triệu chứng bệnh có thể quay trở lại, thậm chí còn trầm trọng hơn. Chưa kể đến, việc bạn ngừng dùng thuốc kháng sinh sớm có thể là nguyên nhân khiến một số vi khuẩn phát triển tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Giải pháp: Bạn hãy uống hết toàn bộ liều thuốc kháng sinh đã được kê đơn và  trao đổi với bác sĩ xem cần dùng thuốc thế nào và trong thời gian bao lâu một cách rõ ràng và làm theo đúng lời dặc của bác sĩ.

6 sai lầm thường gặp khi uống thuốc và cách khắc phục

6. Chia nhỏ thuốc

Không ít người có thói quen khi uống thuốc sẽ chia nhỏ thuốc ra cho dễ uống nhưng thực tế không phải tất cả các viên thuốc đều có thể chia nhỏ được. Những viên thuốc có thể chia nhỏ đó là những viên có vạch ngay trên mặt của viên thuốc. Nếu cứ chia nhỏ viên thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến việc người bệnh không nhận được đủ liều lượng (không trị được bệnh) hoặc quá liều (gây độc)...  

Giải pháp: Nếu được hướng dẫn chia nhỏ các viên thuốc nhưng thuốc lại không có vạch chia, hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể hoặc đổi thuốc khác.Mật ong ngâm với thứ này: Giảm cân, ngừa lão hóa và chữa được bệnh 90% cả nam và nữ mắc phảiMách bạn 4 cách chữa thoái hóa cột sống theo phương pháp dân gian, đem lại hiệu quả không ngờ

phunutoday.vn

6 sai lầm thường gặp khi uống thuốc và cách khắc phục - Sức Khỏe