Căn bệnh được ví là 'đại dịch lớn chưa từng có, sắp tạo sóng thần’: Tồi tệ hơn do COVID

Trên toàn thế giới, năm 2021, gần 7 triệu người trưởng thành đã tử vong do bệnh tiểu đường hoặc biến chứng của nó. Chuyên gia gọi bệnh tiểu đường là 'đại dịch lớn chưa từng có'.

Ngày:18/11/2021

>>>>>>> Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có hại, nắm vững phương pháp loại bỏ hiệu quả

Năm 2021 đánh dấu 100 năm kể từ khi tìm ra insulin, một loại thuốc ‘thay đổi cuộc chơi’ trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường.

Mặc dù chúng ta đã có một thế kỷ tiến bộ trong điều trị và phòng ngừa tiểu đường, nhưng Ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2021 vẫn diễn ra trong bối cảnh ghi nhận những số liệu thống kê đáng lo ngại. Cứ 10 người trưởng thành trên thế giới thì có một người hiện đang sống chung với bệnh tiểu đường, theo số liệu do Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế (IDF) công bố gần đây. Tỷ lệ này có nghĩa là hiện có khoảng 537 triệu người bị tiểu đường trên thế giới.

Đến năm 2024, IDF dự đoán tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người trưởng thành sẽ tăng lên 1/8.

Căn bệnh được ví là 'đại dịch lớn chưa từng có, sắp tạo sóng thần’: Tồi tệ hơn do COVID

Cứ 10 người trưởng thành trên thế giới thì có một người hiện đang sống chung với bệnh tiểu đường.

Chủ tịch IDF, Tiến sĩ Andrew Boulton, nói với CNN: "Khi thế giới đánh dấu kỷ niệm một trăm năm tìm ra insulin, tôi ước gì chúng ta có thể nói rằng chúng ta đã ngăn chặn được làn sóng gia tăng của bệnh tiểu đường. Nhưng thay vào đó, bệnh tiểu đường hiện đang là một đại dịch lớn chưa từng có".

IDF ước tính trên trong năm 2021, trên toàn thế giới, gần 7 triệu người trưởng thành đã tử vong do bệnh tiểu đường hoặc các biến chứng của nó. Điều này có nghĩa là tiểu đường chiếm hơn 1/10 trường hợp tử vong trên toàn cầu.

Dữ liệu này không tính đến những người tử vong vì COVID-19, căn bệnh vốn đặc biệt nguy hiểm với những người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 cho thấy mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 làm tăng gấp ba lần nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19.

Tiến sĩ Robert Gabbay, giám đốc khoa học và y tế của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, cho biết: "Và nếu bạn muốn có một thống kê đáng kinh ngạc khác, thì có tới 40% số người tử vong vì COVID-19 ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường".

Căn bệnh được ví là 'đại dịch lớn chưa từng có, sắp tạo sóng thần’: Tồi tệ hơn do COVID

Trong năm 2021, trên toàn thế giới, gần 7 triệu người trưởng thành đã tử vong do bệnh tiểu đường hoặc các biến chứng của nó.

Tiến sĩ Boulton, đồng thời là giáo sư y khoa tại Đại học Manchester ở Anh, cho biết đại dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường của mọi người trong một năm rưỡi qua.

Ông nói: "Tôi lo sợ là chúng ta sẽ chứng kiến ​​một cơn sóng thần tiểu đường và các biến chứng của nó trong hai năm tới vì mọi người đã không đến khám sàng lọc do sợ mắc COVID-19".

Covid-19 có phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

Với những con số tồi tệ như vậy, các chuyên gia lo ngại rằng COVID-19 có thể góp phần gây ra một vấn đề thậm chí còn lớn hơn.

Tiến sĩ Gabbay nói với CNN: "Có thể có nhiều người đã phát triển bệnh tiểu đường vì COVID".

Tiến sĩ Boulton đồng tình: "Có thể có một dạng bệnh tiểu đường do COVID-19 gây ra, tuy nhiên lúc này vẫn có một số tranh luận về điều đó".

Một phân tích toàn cầu được công bố vào năm 2020 cho thấy có tới 14% số người nhập viện vì bệnh COVID-19 nặng sau đó đã mắc tiểu đường. Một đánh giá khác được công bố vào tháng 10 năm nay đã phát hiện ra nhiều trẻ sơ sinh, trẻ em và người trưởng thành nhiễm COVID-19 sau đó khởi phát tiểu đường loại 1 hoặc loại 2.

Nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi không rõ liệu bệnh tiểu đường mới khởi phát này có khả năng duy trì vĩnh viễn hay không, vì việc theo dõi lâu dài những bệnh nhân này bị hạn chế".

Rất có thể COVID-19 không phải là thủ phạm. Gabbay cho biết những bất thường về lượng đường trong máu có thể được kích hoạt bởi căng thẳng khi nhiễm COVID-19 và steroid được sử dụng để điều trị COVID-19.

Căn bệnh được ví là 'đại dịch lớn chưa từng có, sắp tạo sóng thần’: Tồi tệ hơn do COVID

Bổ sung ngũ cốc nguyên cám, rau củ vào chế độ ăn có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

Một lời giải thích khác là người bệnh COVID-19 có thể bị tiền tiểu đường - khoảng 88 triệu người Mỹ hiện đang mắc bệnh này. Họ cũng có thể đã mắc bệnh tiểu đường mà chưa được chẩn đoán trước đó. IDF ước tính trong số 537 triệu người trưởng thành sống chung với bệnh tiểu đường trên khắp thế giới, gần một nửa (44,7%) vẫn chưa được chẩn đoán.

Nhưng cũng có bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 có thể liên kết với các thụ thể ACE2 trong các tế bào tiểu đảo của tuyến tụy - cơ quan sản xuất insulin của cơ thể, tiến sĩ Boulton và Gabbay nói với CNN.

Tiến sĩ Gabbay cho biết: "Virus tấn công các tế bào đó trong tuyến tụy và cản trở quá trình sản xuất insulin, vì vậy đó có thể là một nguyên nhân. Và những người lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tại bệnh viện… thật đáng buồn là ngày càng trở nên tồi tệ hơn".

Nhận biết sớm là chìa khóa

Để đảo ngược làn sóng gia tăng của số ca bệnh tiểu đường, các chuyên gia nói nhận biết sớm là chìa khóa. Điều trị bệnh tiểu đường loại 2 trong giai đoạn tiền tiểu đường sẽ cho kết quả tốt hơn vì lúc đó cơ thể chưa bị tổn thương nhiều và thay đổi lối sống dễ thực hiện hơn.

Các nghiên cứu ở Phần Lan cách đây vài thập kỷ cho thấy những người có "lượng đường trong máu tăng rất nhẹ" tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên "đã giảm 54% tiến trình mắc bệnh tiểu đường loại 2", Tiến sĩ Boulton nói.

"Và không nhất thiết phải suốt ngày tập gym", Tiến sĩ Boulton nói thêm. "Tập thể dục hợp lý, đi bộ thay vì đi xe buýt, đi bộ lên cầu thang thay vì đi thang máy có thể hữu ích".

Hai nghiên cứu gần đây cho thấy việc bổ sung khoảng 1/3 cốc trái cây hoặc rau vào chế độ ăn hằng ngày có thể giảm 25% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên cám hơn, chẳng hạn như bánh mì nâu và bột yến mạch, có thể làm giảm 29% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Tiến sĩ Gabbay cho biết ngay cả khi bạn đã mắc bệnh tiểu đường, bệnh hoàn toàn có thể thuyên giảm với một chế độ ăn uống, luyện tập, giảm căng thẳng và sử dụng thuốc hợp lý.

Để xác định xem bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hay không, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ có một bài kiểm tra trực tuyến kéo dài 60 giây. Sau khi trả lời một số câu hỏi về tiền sử gia đình, tuổi, giới tính và hoạt động thể chất, bài kiểm tra sẽ đưa ra câu trả lời.

Trên 60 tuổi, thừa cân, từng bị tiểu đường thai kỳ khi đang mang thai, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, hiện đang mắc bệnh cao huyết áp và lười vận động đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

>>>>>>> Xem thêm : Thông tin về sức khỏe tại hau truong báo ngoisao.vn

 

xahoi.com.vn

Căn bệnh được ví là 'đại dịch lớn chưa từng có, sắp tạo sóng thần’: Tồi tệ hơn do COVID - Sức Khỏe