Giải pháp cực độc đáo của Thủy quân Lục chiến Mỹ

Một số quyết định của Thủy quân lục chiến Mỹ chỉ là tham vọng đáng ngạc nhiên trong điều kiện nguồn lực hạn chế.

Ngày:22/02/2023

 

Giải pháp cực độc đáo của Thủy quân Lục chiến Mỹ

Đối với Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC), trực thăng vũ trang AH-1Z Viper sẽ là phương tiện hỗ trợ hỏa lực đường không chủ đạo trong một thời gian dài nữa, vì vậy việc nâng cấp khả năng tác chiến cho nó là rất cần thiết, ít nhất là để tương đồng với AH-64 của Lục quân.

USMC nhận được chiếc AH-1Z mới nhất vào tháng 11/2022, tức là còn vài thập kỷ hoạt động ở phía trước.

Đối với dòng trực thăng AH-1 Cobra, chuyến bay đầu tiên thực hiện vào năm 1965, phương tiện này đã hoạt động từ thời Chiến tranh Việt Nam.

Thủy quân lục chiến Mỹ vốn được biết đến với việc cố gắng tận dụng tối đa hiệu suất của bất kỳ loại vũ khí nào, cho nên trải nghiệm của họ còn thú vị hơn từ quan điểm liên quan tới hiệu quả của các quyết định được đưa ra.

Tạp chí The Drive đã nói chuyện với chỉ huy của Phi đoàn Hàng không Thủy quân lục chiến số 39 - Đại tá Nathan Marvel, người đã trình bày chi tiết cách họ sử dụng tất cả các khả năng rõ ràng và không rõ ràng của AH-1Z Viper.

Đặc biệt do thực tế là nhiều thập kỷ hoạt động của AH-1Z còn đang ở phía trước, nó sẽ được hiện đại hóa dần dần nhằm đáp ứng những đòi hỏi từ chiến trường.

AH-1Z Viper là phiên bản nâng cấp cuối cùng của trực thăng vũ trang AH-1 Cobra nổi tiếng.

Theo tiến trình hiện đại hóa trực thăng AH-1Z, giai đoạn đầu tiên, một hệ thống cập nhật sẽ được bổ sung để chống lại tên lửa có đầu dẫn hồng ngoại và hệ thống AN/APR-39 để cảnh báo về mối đe dọa từ tên lửa dẫn đường bằng radar.

Bên cạnh đó, giai đoạn cuối cùng là việc tích hợp tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X Block II, phiên bản này đã có tầm bắn lên tới 40 km và khả năng "khóa mục tiêu sau khi phóng", được dẫn hướng nhờ bên thứ ba thông qua hệ thống trao đổi thông tin.

Tuy nhiên việc tích hợp những khả năng này và một vài tính năng khác sẽ trở thành vô nghĩa nếu thiếu nâng cấp đáng kể trong hệ thống cung cấp năng lượng của trực thăng AH-1Z Viper.

Tập đoàn chế tạo trực thăng Bell nổi tiếng hiện đang nỗ lực làm việc để tăng gấp đôi chỉ số này ngay lập tức theo chương trình SIEPU. Những chiếc trực thăng AH-1Z đầu tiên dự kiến sẽ nhận được "trái tim" mới vào năm 2023.

Ngoài ra như một phần của bản nâng cấp này, máy tính kiểm soát mạnh hơn sẽ được cài đặt, chúng có khả năng xử lý lượng thông tin nhận được qua mạng chiến trường nhanh cũng như lớn hơn nhiều.

Đặc biệt sau khi tích hợp thành công AIM-9X Block II, vấn đề tích hợp tên lửa AIM-120 AMRAAM tầm xa hơn nhiều đã được nhắc tới, phiên bản mới nhất của AIM-120 có tầm bắn lên tới 180 km.

Điều này không có nghĩa AH-1Z Viper sẽ được trang bị radar mạnh mẽ của riêng mình để thực hiện các vụ phóng tên lửa không đối không tầm xa một cách độc lập.

Nhưng AH-1Z Viper hoàn toàn có thể phóng AIM-120 với việc nhắm mục tiêu thông qua bên thứ ba, chẳng hạn như nhờ tiêm kích F-35, khi đó chiếc trực thăng tấn công này đơn giản đóng vai trò của một bệ phóng di động.

Giờ đây toàn bộ kế hoạch của Thủy quân lục chiến Mỹ đã được làm rõ, AH-1Z Viper sẽ trở thành một nền tảng trực thăng tấn công vạn năng, có thể thực hiện khối lượng nhiệm vụ tối đa, trong khi vẫn dễ dàng bảo trì nhất có thể.

Theo The Drive

baomoi.com

Giải pháp cực độc đáo của Thủy quân Lục chiến Mỹ - Tin Nóng