Giáo sư sử học Lê Văn Lan nói gì về việc dựng tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý?

Mới đây, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã thống nhất tôn vinh hoàng đế Lý Thái Tông là nhân vật biểu tượng của công lý, làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều. Để rộng đường dư luận, Dân Việt xin giới thiệu ý kiến của GS sử học Lê Văn Lan về vấn đề này.

Ngày:28/04/2020

>>>>> 'Mẹ chồng quốc dân' Lan Hương quyết không đụng dao kéo

Giáo sư sử học Lê Văn Lan chia sẻ với Dân Việt: "Quan điểm cá nhân của tôi, việcHội đồng thẩm phán TAND tối cao đãthống nhất tôn vinh hoàng đế Lý Thái Tông là nhân vật biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử là hoàn toàn xứng đáng. Bởi trong cuộc đời trị vì của ông, ông đã làm được nhiều việc tốt, ông là vị vua đầu tiên ban hành Bộ hình thư,làBộ luật chính thức thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, vì vậy tôi thấy không có gì phải xôn xao, bàn tán. Vua Lý Thái Tông hoàn toàn xứng đáng là nhân vật tiêu biểu đại diện xét xử cho luật pháp Việt Nam".

Giáo sư sử học Lê Văn Lan nói gì về việc dựng tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý?

Giáo sư Sử học Lê Văn Lan

Nói về việc có ý kiến cho rằng việc chọn vua Lý Thái Tông có vẻ hơi khiên cưỡng, GS sử học Lê Văn Lan cho hay, trong tất cả các triều đại vua thì có rất nhiều triều đại đã trị vì không tốt, chỉ một vài triều đại là được nhận xét là khá, trong đótriều đại của vua Lý Thái Tôngliên quan tới luật pháp,ông dùng pháp trị để cai quản muôn dân. Chính vì vậy mà chọn vua Lý Thái Tông là hoàn toàn hợp lý.

Nói về chuyện chọn tượng, có ý kiến cho rằng nếu chọn 1 trong 3 tượng mà Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã đưa ra sẽ có sự sao chép, trùng lặp với tượng Lý Thái Tổ, GS sử học Lê Văn Lan cho hay: “Thực sự chúng ta cũng không thể biết chắc gương mặt của vua Lý Thái Tổ như thế nào, thậm chí trang phục, quần áo cũng không thể biết chắc. Vì vậy các tượng trở thành truyền thống ở ngành điêu khắc Việt Nam đều gói trong tượng thờ.

Nên việc làm tượng chân dung của nhân vật lịch sử thời điểm hiện tại sẽ là rất khó để bảo có sự khác biệt, bởi không ai biết đích xác khuôn mặt, trang phục quần áo của từng vị vua, nên sự ang áng, na ná giống nhau là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, đúc tượng chân dung chỉ còn cách làm thế nào tạo được thần thái của người cầm cân nảy mực, dựa trên pháp luật. Tức là vừa nghiêm khắc nhưng cũng mang vẻ hiền từ, bao dung”.

>>>>> Cập nhật thông tin về sao Việt : xem tin cua sao trong ngay

Giáo sư sử học Lê Văn Lan nói gì về việc dựng tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý?

Một trong những mẫu tượng vua Lý Thái Tông đượcHội đồng thẩm phán TAND tối cao chọn trưng cầu ý kiến của cán bộ trong ngành.

Trước đó, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đãthống nhất tôn vinh hoàng đế Lý Thái Tông là nhân vật biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử. TAND tối cao đang tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức ngành tòa án đối với 3 mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông để đặt tại trụ sở TAND tối cao, trụ sở tòa án quân sự và tòa án các cấp.

Ngay sau khiHội đồng thẩm phán TAND tối caođưa ra trưng cầu thì đã có rất nhiều ý kiến đóng góp. Trong đó có ý kiến đồng tình nhưng cũng không ít ý kiến trái chiều phản đối về việc chọn vua Lý Thái Tông làm nhân vật biểu tượng của công lý.

Thậm chí một số chuyên gia còn thẳng thắn cho rằng việc TAND tối cao tự ý lựa chọn biểu tượng công lý là tùy tiện, “thừa giấy vẽ voi” hay khiên cưỡng.

>>>>> Quyền Linh tái khởi công khu du lịch sinh thái sau dịch Covid

danviet.vn

Giáo sư sử học Lê Văn Lan nói gì về việc dựng tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý? - Cuộc Sống