Loại thuốc bổ tự nhiên dễ tìm ở chợ Việt, tốt cho mắt, giúp hạ đường huyết cho người tiểu đường

Ngày:26/10/2024 11:13

 

GĐXH - Kỷ tử là vị thuốc được sử dụng trong những bài thuốc hỗ trợ điều trị sức khỏe. Vậy kỷ tử có tác dụng gì? Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan để bạn đọc tham khảo.

Kỷ tử là gì?

Kỷ tử thường được gọi là câu kỷ tử, trong y học kỷ tử có tên khoa học là Lycium barbarum L. với dạng quả mọng có màu sắc đỏ cam tươi khi thu hái. Loài thảo dược này bắt nguồn từ Trung Quốc và được sử dụng phổ biến qua nhiều thế hệ ở các nước Châu Á.

Quả kỷ tử có hình trứng nhỏ và thuôn dài. Khi kỷ tử đã chín, quả chuyển dần sang màu đỏ thẫm, có kích thước khoảng 0,5 đến 2cm, thịt quả mềm, mọng. Bên trong quả có màu nâu sẫm và thân dẹt.

Thu hoạch quả kỷ tử vào khoảng tháng 9- tháng 10 hàng năm bởi thời gian này quả đã chín và mang nhiều dược chất quý.

Từ xưa đến nay, kỷ tử được các thầy thuốc "chọn mặt gửi vàng" để hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe như: Sốt, tiểu đường, huyết áp cao và cải thiện các vấn đề về mắt do tuổi tác.

Cách sử dụng kỷ tử cũng vô cùng đa dạng, dễ dàng khi có thể ăn sống, nấu chín hay sấy khô. Thảo dược còn được sử dụng trong các loại nước trái cây, trà thảo mộc, rượu thuốc.

Để bảo quản được trong thời gian dài, quả kỷ tử thường được đem phơi khô trong chỗ bóng mát. Đến khi vỏ ngoài của quả nhăn lại mới đem phơi dưới trời nắng to trong khoảng 4 – 5 ngày.

Kỷ tử thường được trồng làm thuốc ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.

Loại thuốc bổ tự nhiên dễ tìm ở chợ Việt, tốt cho mắt, giúp hạ đường huyết cho người tiểu đường

Kỷ tử là vị thuốc được sử dụng trong những bài thuốc hỗ trợ điều trị sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của kỷ tử

Kỷ tử là một trong những loại quả có nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Các chất được tìm thấy trong quả kỷ tử đỏ bao gồm:

Đạm, đường, béo.

Chất xơ.

Vitamin C.Vitamin A.

Vitamin B1, B2…

Sắt, kẽm, đồng, mangan, magiê, và selen…

Các hoạt chất có chức năng liên quan đến đặc tính tăng cường sức khỏe như: Carotenoid, phenolics, flavonoids, taurine, betaine, zeaxanthin. Polysacarit bao gồm glucose, arabinose, galactose, mannose, xyloza, rhamnose và fucose.

Các nghiên cứu gần đây đã đề cập đến nhiều tác dụng của câu kỉ tử như: Chống oxy hóa, kháng viêm và điều hòa miễn dịch, kháng u, chống bức xạ và tăng cường tạo máu, làm chậm quá trình lão hóa…

Kỷ tử có tác dụng gì?

Theo Đông y, kỷ tử có tính bình, vị ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công dụng bổ gan thận, nhuận phế, tăng cường thị lực.

Đồng thời, thảo dược này cũng thích hợp dùng trong các trường hợp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, lưng gối đau mỏi, chóng mặt, ù tai, mắt nhìn mờ, di tinh...

Trong khoa học hiện đại, kỷ tử đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tạo máu, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống tích tụ mỡ ở tế bào gan, chống oxy hóa và hạn chế quá trình lão hóa.

Loại thuốc bổ tự nhiên dễ tìm ở chợ Việt, tốt cho mắt, giúp hạ đường huyết cho người tiểu đường

Cách sử dụng kỷ tử vô cùng đa dạng, dễ dàng khi có thể ăn sống, nấu chín hay sấy khô.

Những lợi ích của kỷ tử

Tăng cường hệ miễn dịch

Kỷ tử cung cấp một lượng lớn vitamin A và C - bổ sung các chất chống oxy hóa lành mạnh, tăng cường miễn dịch và giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại. Một nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa sẽ giúp trung hòa các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm viêm và có thể bảo vệ cơ thể trước các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và tiểu đường.

Tăng cường thị lực

Dưới tác động có hại từ môi trường ô nhiễm, UV, căng thẳng sẽ sinh ra các gốc tự do gây hại cho cơ thể và đặc biệt là suy giảm thị lực. Kỷ tử sẽ giúp cải thiện thị lực vì chúng chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa lành mạnh đó là zeaxanthin được chứng minh trong một nghiên cứu tại Hoa Kỳ.

Ăn loại quả này được coi là một biện pháp điều trị tự nhiên cho bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi già nhờ hỗn hợp polysacarit phân nhánh cao và proteoglycan có tác dụng bảo vệ thần kinh mắt.

Một số nghiên cứu cho thấy dược liệu này rút ngắn thời gian thích nghi của mắt với bóng tối, giúp mắt nhìn rõ hơn trong điều kiện ánh sáng mờ.

Bảo vệ tế bào biểu mô võng mạc ở mắt chống lại stress oxy hóa gây ra bởi đường huyết cao trong bệnh tiểu đường. Vì vậy, dược liệu này hữu ích trong việc trì hoãn sự tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường.

Kỷ tử giúp giảm cân

Với lượng calo thấp, giàu chất dinh dưỡng cùng lượng chất xơ dồi dào hoàn toàn có thể thêm kỷ tử vào chế độ ăn.

Ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư

Vitamin C, zeaxanthin và carotenoid là những chất chống oxy hóa cao có trong kỷ tử có thể giúp giảm viêm, loại bỏ các gốc tự do cho cơ thể. Nghiên cứu trên tạp chí Drug Design cho thấy vai trò của kỷ tử có thể làm chậm, ức chế sự phát triển của khối u gây hại.

Làm đẹp da

Beta-carotene được biết đến là một tiền chất của vitamin A với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ mà thảo dược kỷ tử mang lại. Một nghiên cứu đã chứng minh kỷ tử có thể giúp bảo vệ da khỏi tác hại từ tia UV, các gốc tự do gây lão hóa da ngăn và ngừa các rối loạn về da.

Kiểm soát đường huyết

Kỷ tử được nghiên cứu và chứng minh về vai trò hữu ích trong việc kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể vào năm 2015 nhờ vào khả năng có cân bằng lượng insulin và tăng loại cholesterol tốt trong cơ thể là HDL khác với với cholesterol xấu như LDL.

Thải độc gan

Polysacarit của kỷ tử bao gồm: Glucose, arabinose, galactose, mannose, xyloza, rhamnose và fucose đã được xác nhận tác dụng có lợi đối với tổn thương gan cấp tính và do nguyên nhân rượu cùng với bệnh gan nhiễm mỡ.

Betaine cũng được chứng minh làm giảm tổn thương gan do carbon tetrachloride – (CCl4-) gây ra, bằng cách tăng hoạt động chống oxy hóa và giảm các chất trung gian gây viêm như COX-1/COX-2 và iNOS. Kết quả kiểm tra mô bệnh học đã xác nhận tác dụng cải thiện của chiết xuất betaine.

Theo dân gian, kỷ tử có lợi cho cả gan và thận, hỗ trợ phục hồi sức mạnh của cơ thể kèm theo khả năng đào thải độc tố. Vào những ngày nóng bức, có thể pha cho mình 1 bình trà kỷ tử để hạ hỏa và tăng cường sinh khí.

Sử dụng kỷ tử cần lưu ý gì?

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà kỷ tử mang lại thì vẫn còn những lưu ý khi sử dụng:

- Gây hại cho sức khỏe thai nhi.

- Tương tác với thuốc làm loãng máu, thuốc trị tiểu đường, thuốc trị tăng huyết áp khiến các loại thuốc này giảm tác dụng hay gây tác dụng phụ.

- Nếu có tiền sử dị ứng với kỷ tử thì nên lưu ý nếu thực phẩm, sản phẩm dùng có chứa kỷ tử.

- Không nên sử dụng quả kỷ tử ở những người bị huyết áp cao, tâm trạng hay nóng vội, cáu giận hoặc người ăn quá nhiều thịt hàng ngày làm sắc mặt đỏ hồng, tốt nhất do tác dụng làm nóng cơ thể.

- Thận trọng khi sử dụng quả kỷ tử quá nhiều lại làm cho mắt bị đỏ và khó chịu, thị lực giảm sút.

Loại thuốc bổ tự nhiên dễ tìm ở chợ Việt, tốt cho mắt, giúp hạ đường huyết cho người tiểu đường

5 lợi ích cho cơ thể sau 30 ngày uống trà kỷ tử vào buổi sáng

Cách dùng kỷ tử tốt nhất đó là ngâm quả kỷ tử khô trong nước nóng để pha thành trà và uống buổi sáng.

giadinh.suckhoedoisong.vn

Loại thuốc bổ tự nhiên dễ tìm ở chợ Việt, tốt cho mắt, giúp hạ đường huyết cho người tiểu đường - Sức Khỏe