Lưu ý: Phụ nữ có ba triệu chứng này cẩn thận với ung thư cổ tử cung
Tử cung là bộ phận dễ bị tổn thương của người phụ nữ. Nó có thể bị tấn công bởi nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, trong đó có ung thư cổ tử cung.
Ngày:13/11/2020 14:47
Cổ tử cung dài khoảng 5cm, nằm giữa tử cung và âm đạo, là bức tường phòng thủ đầu tiên chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đầu mở của cổ tử cung thông với âm đạo, được bao phủ bởi một lớp mô mỏng, lớp mô này được tạo thành từ các tế bào.
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính của tế bào gai hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, hình thành khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường, tạo ra khối u trong cổ tử cung nhân lên và xâm lấn khu vực xung quanh, thậm chí di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Các chị em cần đặc biệt lưu ý, nếu có 3 triệu chứng này thì nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ, bởi rất có thể đây là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
Dịch âm đạo tiết ra bất thường
Trong trường hợp dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, màu sắc lạ (màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu) và có mùi khó chịu... thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, những bệnh lý khác ở "vùng kín" như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng... cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường ở dịch âm đạo. Vì vậy, bạn phải đi khám phụ khoa mới có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.
Chảy máu bất thường
Chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu khi đã mãn kinh, chảy máu ngoài kỳ kinh hoặc kỳ kinh kéo dài bất thường. Một số trường hợp bệnh nhân chảy máu sau khi thụt rửa âm đạo hoặc khám vùng chậu. Lưu ý, mức độ chảy máu ở mỗi người là khác nhau, có người chảy nhiều, có người chảy ít.
Đau vùng chậu
Đau vùng chậu cũng là dấu hiệu khả nghi nhất của ung thư cổ tử cung. Ở giai đoạn này có khả năng tế bào ung thư đã lan tới xương chậu. Phụ nữ cần đặc biệt chú ý khi bị đau xương chậu không liên quan đến kỳ kinh, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau khi đi tiểu.
Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh có thể giúp giảm một số nguy cơ mắc ung thư. Ăn nhiều trái cây và rau quả, đảm bảo trái cây, rau quả và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu luôn chiếm phần lớn trong chế độ ăn mỗi ngày của bạn.
Hạn chế các loại thịt chế biến sẵn, việc tiêu thụ nhiều các loại thịt chế biến sẵn như các loại thịt muối, thịt nguội, dăm bông, thịt hộp, xúc xích, khô bò… có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Duy trì cơ thể cân đối và thường xuyên hoạt động thể chất
Ở bất kỳ độ tuổi nào, thể dục thể thao luôn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy dành thời gian tập luyện 75 - 150 phút/tuần hoặc 30 phút/ngày, kết hợp các bài tập có cường độ trung bình và cường độ cao để đạt được kết quả tốt.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Tự kiểm tra và tầm soát thường xuyên các loại ung thư như ung thư da, đại tràng, vú, cổ tử cung… có thể giúp tăng khả năng phát hiện sớm ung thư, giúp điều trị thành công. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để xác định lịch trình tầm soát ung thư cho bản thân và người thân của bạn.
>>>>>>> Xem thêm : Tổng hợp những câu chuyện đánh ghen tập thể